09:15 ICT Thứ hai, 29/05/2023

Liên kết website

Sở Lđtbxh
Sở giáo dục Long An
Sở y tế Long An

Thư điện tử

mail Long An
mail google
mail yahoo

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 19


Hôm nayHôm nay : 2384

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 221456

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8321110

Trang chủ » Giới thiệu

Giới thiệu về trường Trung cấp Y tế Long An

Hơn 30 năm một chặng đường hình thành và phát triển một ngôi trường mang tên Trường Trung cấp Y tế Long An. Một chặng đường mà trong suốt ngần ấy thời gian với bao thế hệ lãnh đạo, công nhân viên và giáo viên phải hết sức nổ lực đầu tư vào đây để xây dựng và từng bước hoàn thiện để có một ngôi trường khang trang như ngày hôm nay.
 Ngay những ngày đầu sau khi thống nhất đất nước Ngành Y tế Long An đã xác định nhiệm vụ phát triển mạng lưới y tế cơ sở và phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế trong toàn Tỉnh.
 Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả để lại rất nặng nề cuộc sống khó khăn bệnh tật phát sinh thuốc men thiếu thốn, dịch bệnh hoành hành. Trước bối cảnh này Trường Sơ cấp Y tế được thành lập do bác sỹ Đoàn Thị Sanh làm Hiệu trưởng cơ sở đặt tại Trường Thanh Tiến nay là Bệnh viện Y học Cổ truyền Long An. Khi đó Trường chỉ đào tạo Nữ hộ sinh sơ cấp Y tá sơ cấp Dược tá sơ cấp theo nhu cầu cấp bách tỉnh nhà. Bước đầu thành lập Trường Sơ cấp Y tế hết sức khiêm tốn nghèo nàn do Trường không đủ phòng học có lớp phải học tạm tại chùa Nguyên Thủy. Do nhu cầu về cán bộ y tế ngày càng mở rộng và trình độ cán bộ y tế ngày càng cao. Trường Sơ cấp Y tế Long An được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học nhằm cung cấp cán bộ y tế cho toàn tỉnh theo Quyết định 1209 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ký ngày 26/5/1979 từ đó Trường Trung học y tế Long An ra đời Bác sỹ Võ Thị Minh Trọng làm Hiệu trưởng và trụ sở được dời về địa chỉ 81 Cần Đốt nay là số 93 QL 62 Phường 6 TP. Tân An, với 1 dãy lầu gồm 8 phòng học và phòng làm viêc. Dãy lầu này đến nay vẫn còn tận dụng để giảng dạy.
 Chức năng đào tạo ban đầu chủ yếu là Y sỹ bao gồm Y sỹ chuyên tu, Y sỹ dân lập và Y sỹ quốc lập dần dài chức năng đào tạo được phát triển thêm Nữ hộ sinh trung học, Điều dưỡng trung học, Dược tá. Những ngày đầu thành lập đội ngũ cán bộ công nhân viên còn rất ít, cán bộ giảng dạy chỉ có hai cán bộ đại học 7 cán bộ trung học đa số là các giáo viên kiêm nhiệm. Các giáo viên chưa qua trường lớp sư phạm, sách giáo Tổ bộ môn chỉ có một bộ. Các giáo viên chuyền tay nhau soạn chép tay để giảng dạy cho học sinh.
Năm 1982-1985, BS. Võ Thị Minh Trọng chuyển sang làm chủ tịch hội chữ thập đỏ Tỉnh Hiệu trưởng mới là BS. Trần Văn Ba Phó Giám đốc sở Y tế Giám đốc Bệnh viện đa Tổ bộ môn Long An kiêm Hiệu trưởng Trường cùng BS. Phan Hữu Phước Hiệu phó trường tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo trường. Nếu như từ chổ nhờ sự hỗ trợ về giảng dạy, tuyển sinh của các trường bạn như Trường Trung học Y tế Tiền Giang, Trung học Y tế Hải Dương v.v… Hoạt động của trường có nhiều chuyển biến tốt hơn. Thời kỳ này các xã phường chỉ có một hai cán bộ y tế không thể đảm bảo nhu cầu phục vụ nhân dân. Các lớp Y sỹ, Nữ hộ sinh, Dược tá được đào tạo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt đồng bào vùng sâu vùng xa. Từ những phòng học tre lá nền đất do chính tay Ban Giám hiệu, thầy cô giáo, học sinh xây dựng nên. Lớp lớp cán bộ y tế ra trường lấp dần sự thiếu hụt cán bộ y tế ở mạng lưới y tế cơ sở. Sau một thời gian đội ngũ cán bộ y tế ngày càng lớn mạnh có nhiều đóng góp hiệu quả góp phần đưa các chương trình y tế quốc gia giáo dục sức khỏe đi vào nề nếp, xóa dần tình trạng xã trắng về cán bộ y tế.
Năm 1985-1986, BS. Huỳnh Việt Cương về làm hiệu Phó trường sau đó quyền Hiệu trưởng duy trì các mô hình đào tạo và luôn nêu cao việc giảng dạy y đức trong học sinh.
Năm 1987 – 2003, Bác sỹ Huỳnh Thị Huệ được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Trung học Y tế, cô là vị hiệu trưởng có thời gian gắn bó lâu nhất có nhiếu đóng góp cho sự phát triển Trường. Đội ngũ giáo viên được nâng cao dần, Trường đã có Bác sỹ, Dược sỹ, Cử nhân, đa số được tham dự qua lớp sư phạm y học. Được sự quan tâm của bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh, lãnh đạo đảng các cấp, cơ sở trường được nâng cao dần so với những ngày đầu thành lập. Hơn 20 năm gắn bó với Trường Trung học Y tế Cô Huỳnh Thị Huệ đã để lại ấn tượng rất tốt đẹp về một người thầy thuốc một người thầy giáo tận tụy với nghề tận tâm với học sinh.
Năm 2003-2008, Dược sỹ CKI Phạm Văn Đấu được bổ nhiệm làm hiệu trưởng.  Thầy là người giáo viên có gần 25 năm đóng góp cho nhà trường. Tốt nghiệp đại học Dược chính quy năm 1985 thầy về làm giáo viên cho trường, sau đó làm Bí thư đoàn, Trưởng Tổ bộ môn, Phó Trưởng  Phòng Đào tạo, Trưởng Phòng Đào tạo, Phó hiệu trưởng đào tạo sau đó bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Trong giai đoạn này với tình hình đất nước đang thời kỳ đổi mới, xã hội phát triển rất nhanh chấm dứt thời kỳ kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Lúc này kinh tế nhà trường hạn hẹp, công tác đào tạo nhân lực còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn của tỉnh nhà và cho xã hội, trước tình hình đó Nhà Trường xây dựng hai dãy phòng học lắp ráp tiền chế đảm bảo nhu cầu về phòng học từ đó xin Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm hai mã ngành đào tạo đó là Dược Sỹ Trung Cấp, và Y sỹ Y học cổ truyền. Từ đó Nhà trường có nhiều sự phát triển rất lớn trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao quy mô đào tạo nhân lực cho tỉnh nhà, từ số lượng 600 học sinh hàng năm lên 1800 học sinh, đồng thời liên kết đào tạo với Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ đào tạo nhân lực cho tỉnh bạn và đáp ứng nhu cầu xã hội. Qua đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cán bộ viên chức giáo viên, đồng thời xây dựng đề án phát triển trường lên cao đẳng. Ban lãnh đạo nhà trường định hướng chiến lược phát triển Nhà trường và chuẩn bị mọi điều kiện để trở thành trường cao đẳng đó là: chuẩn bị cơ sở vật chất, hoàn thành tiến độ xây dựng trường, chuẩn bị đội ngũ giáo viên có trình độ đại học sau đại học, có đủ sức đảm đang nhiệm vụ mới. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Kế hoạch hoá các hoạt động đào tạo và phục vụ đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo tăng cường rèn luyện y đức cho cán bộ giáo viên công nhân viên và học sinh. Qua việc thực hiện nhiệm đó góp phần duy trì việc cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và giáo viên. Chuẩn bị mọi thủ tục để phát triển lên cao đẳng. Đây là những tiền đề tiên quyết để phát triển Trường lên cao đẳng. Bên cạnh sự phát triển vượt bật đó cũng không ít sự biến động trong công tác quản lý đào tạo và nhân sự của của nhà trường.
Năm 2008 – 2009, BS. CKI Lê Thị Ngoan được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Cô tiếp tục kế thừa nền tản để phát triển nhà trường. Để bắt kịp với sự phát triển của đất nước lần nữa Trường Trung học Y tế Long An đã đổi tên thành Trường Trung cấp Y tế Long An. Theo Quyết định 773 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ký ngày 27/3/2009.
Năm 2010, BS. CKII. Lê Văn Hậu phó Giám đốc sở Y được điều về là Hiệu trưởng, giúp đỡ nhà trường tiếp tục phát triển sự nghiệp đào tạo. Thầy Lê Văn Hậu có vai trò và vị thế rất lớn cho sự phát triển của nhà trường hiên nay. Với vai trò là thủ trưởng đơn vị vừa là lãnh đao ngành Thầy đã tập trung mọi điều kiện về nguồn lực, nhân lực, để đưa trường sớm trở thành trường cao đẳng y tế. Hiện Trường có diện tích 4,4 ha, với  5 khu vực chính gồm: Khư vực hành chính 2 tầng, Khu hội trường học tập có 2 tầng, Khu phục vụ học tập 3 tầng, khu ký túc xá 3 tầng, khu thực hành 5 tầng. Trang thiết bị mới, hiện đại cũng được trang bị để phục vụ cho công tác giảng dạy của Trường.
Cùng với sự thành công và phát triển của nhà trường đó cũng là sự chung tay góp sức của các Phó hiệu trưởng Cô Võ Thị Gối, Thầy Phạm Thành Phúc, Thầy Phạm Văn Đấu, Cô Nguyễn Thị Rở, Thầy Trần Văn Hiền, Thầy Huỳnh Thái Hòa. Đưa nhà trường ngày càng phát triển mạnh hơn nữa về số lượng và chất lượng. Nếu như trước đây đào tạo nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách xã hội thì nay đào tạo trên khảo sát nhu cầu thực tế địa phương kết hợp sự phát triển kinh tế văn hóa trong tỉnh Trường Trung cấp Y tế chú ý đào tạo cán bộ Y lẫn Dược, kết hợp Sở, ngành đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
Bên cạnh đó đoàn viên thanh niên là lực lượng đông đảo trong mọi phong trào của nhà trường. Ngày đầu thành lập trường có 12 đoàn viên từ 2 lớp do y sỹ Lê Văn Nhúc cán bộ cách mạng được rèn luyện trong kháng chiến làm Bí thư đoàn Trường đầu tiên. Hơn 30 năm qua Cùng sự phát triển của nhà trường Đoàn trường qua các bí thư là thầy cô giáo lãnh đạo đưa phong trào phát triển không ngừng. Nhiều hoạt động thu hút đoàn viên thanh niên tham gia như chiến dịch mùa hè xanh, tinh nguyện cấp phụ lũ lụt đồng tháp mười, thăm viếng gia đình chính sách mẹ Việt Nam anh hùng, khám cấp phát thuốc miễn phí cho dân nghèo, du khảo về nguồn, hiến máu nhân đạo .v.v. Thế mạnh phong trào thể dục thể thao. Từ năm đầu thành lập trường đến nay vẫn được phát huy liên tục các cuộc hội diễn văn nghệ hát với nhau. Cáo hoạt động giao lưu thể dục thể thao cùng các đơn vị kết nghĩa là nét sinh hoạt không thể thiếu được trong đoàn trường lôi cuốn học sinh tham gia sinh hoạt lành mạnh tránh các tệ nạn xã hội góp phần giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện. Ngày nay lực lượng đoàn viên thanh niên rất lớn mạnh mỗi năm 400à500 đoàn viên thanh niên học tập. Đoàn trường là cánh tay đắc lực của chi bộ đảng, và từ sự phấn đấu đoàn trường giới thiệu đoàn viên cho đảng kết nạp. Hơn 30 năm trôi qua trường trung cấp y tế đã chứng kiến sự trưởng thành của bao lớp học sinh để có bao thành quả đó là do sự đóng góp rất lớn của các thế hệ đi trước như cán bộ giáo viên đi trước từ khi lập trường cho đến nay.
Từ những ngày đầu thành lập với cơ sở tạm bợ, cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm công tác giảng dạy còn rất bở ngỡ xa lạ phương tiện giảng dạy thiếu thốn, nhưng các thầy cô với lòng nhiệt tình sự đoàn kết nhất trí vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ những bài giảng cơ sở tạo nền cho học sinh làm cho các em quen dần các kến thức chuyên môn. Là học sinh phổ thông lần đầu tiên tiếp xúc ngành y các em không khỏi có nghiều thắc mắc cần khám phá qua các bài học của các thầy cô giáo, bằng kinh nghiệm kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực thầy cô làm các em say xưa tiếp nhận kiến thức. Sau những kiến thức trang bị được năm đầu cơ sở tại trường học sinh được đến các cơ sở thực tập để trao đồi tay nghề theo nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành” hơn 30 năm qua trường đã có hàng ngàn học sinh cá thế hệ đào tạo và cũng là ngần ấy thời gian các Bệnh viện Đa Tổ bộ môn, Bệnh viên Y học Dân tộc, Bệnh viên Lao và Bệnh phổi, các Trung tâm y tế, Bệng viện Huyện, Thị, Thành phố. Luôn sát cánh nhà trường trong đào tạo cán bộ y tế. Mỗi sáng các em toả về các Tổ bộ môn phòng cùng các thầy cô trao dồi học tập, những giờ lên lớp lâm sàng bình bệnh án, rèn luyện kỹ năng thăm khám trên bệnh nhân ở đâu, lúc nào cũng được thầy cô quan tâm chỉ bảo tận tình, với tất cả nhiệt tình trách nhiệm. Sự đóng góp thầm lặng của thầy cô bệnh viện Tỉnh, Huyện không chỉ bắt nguồn từ nhiệm vụ bệnh viện mà cũng là tinh thần trách nhiệm và cũng là truyền thống quý báu của cán bộ ngành y tế, bên giường bệnh chứng kiến nỗi đau đớn của bệnh nhân vì bệnh tật sự mất mát khi mất người thân các thầy cô giáo giúp các em ý thức cao hơn với nghề nghiệp và vấn đề y đức được kết hợp rèn luyện học sinh bằng sự tiếp xúc ân cần thái độ phục vụ chu đáo, gần gũi cảm thông góp phần xoa dịu nỗi đau giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật. Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn sau những giờ giảng lâm sàng lý thuyết ở trường đêm đến sau những lo toan cho cuộc sống gia đình các thầy cô lại miệt mài bên trang giáo án, sửa kế hoạch chăm sóc chấm bệnh án sáng tạo mô hình giảng dạy khó khăn là vậy Thầy Cô vẫn gắn bó với sư nghiệp đào tạo của trường hơn 30 năm qua.
Nói đến sự lớn mạnh của nhà trường trong đào tạo luôn phải nói đến sự đóng góp quan trọng của tập thể cán bộ công nhân viên làm công tác hành chánh. Hiện Trường có 3 phòng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức hành chánh, Phòng Tài chánh kế  các phòng tham mưu Ban Giám xây dựng và phát mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu tỉnh nhà. Bên cạnh sự đóng góp đó thì sự góp sức rất lớn của 3 tổ bộ môn, Dược, Điều dưỡng và Lâm sàng không thể thiếu trong việc đào tạo ra nhân lực y tế có đủ tài năng và đạo đức phục vụ cho nhân dân. Tất cả Phòng và Tổ bộ môn đều có chung một mục tiêu và nhiệm vụ cao quý là truyền đạt kiến thức, kỹ năng tay nghề đến cho học trò, cùng nhau chung sức chung lòng vì sự phát triển của Nhà trường
Được sự chỉ đào Sở giáo dục, Bộ Y tế công tác tuyển sinh nhiều năm qua đã đi vào nề nếp.  Hơn 30 năm qua nhiều thế hệ học sinh ra trường gồm 25 khóa Y sỹ, 22 khóa điều dưỡng, 20 khoá Hộ sinh, 7 khoá Dựơc sỹ trung cấp chính quy, 7 khoá Dựơc sỹ trung cấp vừa làm vừa học, 29 khoá dược sơ cấp. Mở nhiều lớp đào tạo liên cho cán bộ quản trong ngành y tế từ cấp Tỉnh, Huyện, Xã. Nhiều cựu học sinh trường đã trưởng thành, hàng trăm học sinh đã tốt nghiệp đại học, sau đại học. Các học sinh này đã là lãnh đạo Nhà trường, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế xã. Niềm hạnh phúc dân trào khi các thế hệ học sinh trưởng thành cán bộ y tế phục vụ xã hội.
Thời gian qua đi như dòng chảy liên tục thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước những bông hoa áo trắng lại tiếp tục nở rộ từ ngôi trường trung cấp y tế góp phần cùng xã hội chăm sóc cho sức khoẻ nhân dân Long An. Các Thầy cô giáo ngành y như những chiến sỹ thầm lặng trong sự nghiệp đào tạo tiếp tục dân cho đời những cán bộ y tế vừa hồng vừa chuyên. Dù đi đâu làm gì học sinh trường trung cấp Y tế Long An vẫn luôn xứng đáng là học sinh trường, không ngừng phát huy truyền thống hiếu học đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau của thế hệ đi trước.
 
 
NGUYỄN THỊ NGỌC XƯƠNG
(Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Long An)